Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 37
  • Hôm nay: 388
  • Trong tuần: 6360
  • Tất cả: 1867062
Công tác phối hợp giữa Hội khuyến học với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường góp phần xây dựng mô hình “Đơn vị học tập” tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.
Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn hướng tới phát triển nhân cách toàn diện. Mô hình các tổ chức học tập có sự thay đổi cơ bản. Đây là quá trình biến đổi từ nhà trường truyền thống sang nhà trường hiện đại nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong mô hình này, nhà trường sẽ trở thành nơi tổ chức học tập đa dạng và thường xuyên đổi mới. Giáo dục sẽ chủ yếu tập trung hình thành nền tảng tri thức là nền móng vững chắc cho việc phát triển học tập suốt đời, tạo cơ sở cho người học phát triển kiến thức và năng lực nhận thức cũng như phát triển tài năng.
Ngày nay học tập suốt đời trở thành một trong những chìa khóa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng mô hình xã hội học tập, đơn vị học tập có nghĩa là xây dựng nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong đó tất cả những yêu cầu học tập của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng. Mô hình xã hội học tập, đơn vị học tập tuy mới ra đời nhưng đã tỏ ra là một mô hình hữu hiệu, xây dựng một xã hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ bản hay còn gọi là bốn trụ cột mà Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đề cập đến, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung sống với nhau và Học để làm người.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn mọi người Việt Nam đều được học tập. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Người còn kêu gọi mọi người dân phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Người căn dặn: “Học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ, càng thấy phải học thêm”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng chỉ rõ “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập”.
Dưới sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trong thời gian qua, Hội khuyến học trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng mô hình xã hội học tập, đơn vị học tập. Nhờ đó phong trào khuyến học trong nhà trường đã có những bước phát triển sâu rộng, từng bước đạt hiệu quả góp phần tích cực vào phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh nhà.
Triển khai mô hình xây dựng “Đơn vị học tập”, Hội khuyến học đã phối hợp với nhà trường và Công đoàn phát động 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký tham gia học tập suốt đời dưới nhiều hình thức. 100% cán bộ, công chức, giáo viên của trường đã đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định. Cán bộ quản lý và giáo viên toàn trường tham gia học tập đổi mới phương pháp giảng dạy theo đúng chuyên ngành và tập huấn sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh. Trong những năm qua, nhà trường đã cử nhiều cán bộ giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn và học tập liên kết bồi dưỡng học sinh giỏi…
Nhờ có sự phối hợp tốt với cha mẹ học sinh và các tổ chức, doanh nghiệp nên Hội khuyến học của nhà trường hoạt động nền nếp, hiệu quả. Mỗi năm quỹ khuyến học của nhà trường được duy trì để trao thưởng cho học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập, hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và rèn luyện…
Xây dựng mô hình xây dựng “Đơn vị học tập” trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn khuyến học, khuyến tài cho học sinh, giáo viên, nhân viên bằng nhiều hình thức. Đối với học sinh, trường tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Các câu lạc bộ được thành lập nhằm tạo sân chơi ý nghĩa cho các em học tập, nghiên cứu khoa học. Các bổi Hội thảo về chuyên môn giúp các em học tập chuyên sâu và thiết thực hơn. Các đợt tham quan, trải nghiệm, liên kết bồi dưỡng học sinh giỏi giúp học sinh học hỏi được kiến thức từ các chuyên gia và những nhà khoa học… Đối với giáo viên nhà trường ban hành các quy định về khuyến khích học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Chú trọng khuyến khích giáo viên nhà trường học các lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng viết bài trên tạp chí khoa học chuyên ngành …
Với sự cố gắng của Hội khuyến học cùng sự quan tâm, động viên của Đảng ủy, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong trường hoạt động phối hợp giữa Hội khuyến học và các đoàn thể, các đơn vị liên quan trong trường được đẩy mạnh. Kết quả vận động xây dựng mô hình đơn vị học tập đã tác động tích cực vào tinh thần, trách nhiệm của mỗi cán bộ, viên chức, người lao động, thúc đẩy việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mỗi cá nhân, tập thể trong toàn trường.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng mô hình xây dựng “Đơn vị học tập” tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn vẫn còn nhiều khó khăn như: không có cán bộ hội chuyên trách, nên việc triển khai, chỉ đạo hoạt động một cách đồng bộ còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai mô hình xây dựng đơn vị học tập.
Từ công tác phối hợp giữa Hội khuyến học với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường góp phần xây dựng mô hình đơn vị học tập chúng tôi đã thu được những bài học kinh nghiệm quý báu, đó là:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường về mục đích của Hội khuyến học, về vai trò, tầm quan trọng của việc học tập suốt đời, ý nghĩa quan trọng của đơn vị học tập, của công tác khuyến học khuyến tài. Vận động mọi người tham gia công tác khuyến học theo phương châm “Người người làm khuyến học, nhà nhà làm khuyến học và cả xã hội làm khuyến học” để tạo ra một xã hội học tập thực sự trong nhà trường.
Thứ hai, kết hợp và tận dụng sức mạnh tổng hợp của các đoàn thể trong nhà trường, đồng thời tăng cường vận động các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, huy động sự chung tay góp sức của cả cộng đồng để xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài.
Thứ ba, chú trọng công tác sơ, tổng kết, khen thưởng và biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có nhiều đóng góp trong phong trào,từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình nổi bật để động viên mọi người thi đua làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng đơn vị học tập.
Thứ tư, để xây dựng thành công đơn vị học tập trong các nhà trường cần có sự đồng thuận từ chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, phụ huynh học sinh, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu, tập thể giáo viên kết hợp với ý thức tự giác chủ động, tham gia tích cực của học sinh. Đặc biệt, phải làm cho mỗi giáo viên luôn có ý thức tự giác bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học.
CTCĐ - Lưu Công Lương